9. Cách giữ cho các loại dép xốp, dép tông dùng được lâu hơn
Khi mới mua dép tông hoặc dép xốp, ta nên cho dép vào ngâm trong nước muối nửa ngày rồi mới bắt đầu đi. Làm như vậy, dép sẽ không dễ bị nứt, thời gian dùng được sẽ lâu hơn. Và cũng là
cách chống ra mồ hôi chân rất hiệu quả
10. Khử mùi các loại dép xốp có đế cao su
Phun rượu trắng vào trong đế giày sẽ không còn mùi hôi nữa.
Các loại giày, dép có đế cao su sau một thời gian đi thường có mùi rất khó chịu. Để khử mùi, ta giặt sạch giày, dép rồi phơi khô, phun một ít rượu trắng vào trong đế giày. Sau đó ta đem phơi khô. Như vậy giày, dép sẽ không còn mùi hôi nữa.
11. Cách làm cho giày hết bị ẩm ở bên trong
Với những người nhiều mồ hôi, giày thường có hiện tượng ẩm. Trước khi đi ngủ, tanên đặt vào trong một túi vải nhỏ đựng bột vôi. Như vậy, khi tỉnh dậy, giày sẽ khô ráo, đi vào chân cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, đồng thời còn tránh được bệnh thấp khớp.
12. Làm lót giày đơn giản
Lấy một quả mướp già đã khô, bỏ hạt, bỏ vỏ, cắt thành 2 mảnh, sửa sao cho vừa với đế giày. Như vậy ta đã tự tạo cho mình một đôi lót giày đơn giản. Sở dĩ làm như vậy vì mướp vốn là do sơ tạo thành, khả năng hút ẩm rất tốt, lại thoáng khí, hơn nữa lại rất kinh tế tiết kiệm.
Đế giày làm bằng xơ mướp hút ẩm tốt lại tiết kiệm.
13. Cách tính số đo giày
Hiện nay có hai loại số đo giày khác nhau, nhiều bạn biết được cách này, lại không biết được cách kia nên khi nhờ mua giày rất phiền. Ta có thể căn cứ theo cách tính sau để tính số giày của mình: nếu bạn biết số đo giày của bạn là 40, vậy cách tính loạt số giày kia sẽ là (40 + 10):2 = 25. Còn nếu bạn biết ngược lại thì cách tính này sẽ ngược lại.
14. Cách làm mềm xi giày bị cứng
Khi xi đánh giày bị cứng, bạn nhỏ một ít xăng hoặc dầu hoả vào, trộn đều lên, xi lại dùng được như cũ.
15. Cách bảo quản xi đánh giày
Để bảo quản được xi đánh giày, ta cho xi đã được bọc cẩn thận vào để trong tủ lạnh, như vậy xi sẽ không bị khô cứng nữa.
Cho xi đã được bọc cẩn thận vào tủ lạnh.
16. Cách giặt sử dụng tất giấy
Để tất giấy được sử dụng bền hơn, trước tiên ta phải đem tất đã bẩn đi giặt sạch, sau đó nhỏ vài giọt giấm ăn vào nước ấm, ngâm tất một lúc rồi đem phơi khô. Sau khi giặt qua nước ấm, sợi ni lông của tất sẽ dai bền hơn, đồng thời còn khử được mùi hôi của tất khi đi lâu.
Nhỏ vài giọt giấm ăn vào nước ấm, ngâm tất một lúc rồi phơi khô.
17. Cách vá tất giấy
Với những đôi tất giấy không may bị vướng rách, thủng 1 lỗ, ta có thể lập tức dùng thuốc đánh móng tay trong suốt không màu quét lên chỗ bị móc, làm như vậy không những che được vết rách lại giúp cho vết rách ở tất không bị lan rộng ra.
(Nguồn: http://giaynangchieucao.com)